1. Ý thức về “điểm mù” của mình
Nhiều người thường nghĩ rằng mình thông minh hơn những người khác, luôn đề cao mình và coi thường người khác. Suy nghĩ "ảo tưởng" này không chỉ xuất hiện ở những người thông minh trên mức trung bình mà còn xuất hiện thường xuyên ở những người kém thông minh nhất.
Đối với những người có suy nghĩ "ảo tưởng" này, họ luôn tạo ra bằng chứng có lợi khẳng định mình thông minh như điểm số trên lớp, bài kiểm tra IQ hoặc bài trắc nghiệm giải đố... và lấp liếm những bằng chứng ngược lại, phủ định lỗi tư duy của mình.
Sự thực là trong mỗi chúng ta đều có những tư duy lệch lạc một cách vô ý thức như vậy. Tuy nhiên, nếu không phát hiện được điểm yếu của mình và cải thiện thì chỉ khiến bạn thụt lùi so với những người khác.
2. Tranh luận với chính bản thân mình
Việc tưởng tượng ra mình là đối phương, sau đó đưa ra những lập luận phản bác quan điểm của mình và bảo vệ lập luận đó sẽ giúp bạn hạn chế được những sai lầm gây ra do tự tin thái quá, hoặc do khuynh hướng vin chặt vào bằng chứng đầu tiên bạn tìm được.
Việc tưởng tượng ra mình là đối phương, sau đó đưa ra những lập luận phản bác quan điểm của mình và bảo vệ lập luận đó sẽ giúp bạn hạn chế được những sai lầm gây ra do tự tin thái quá, hoặc do khuynh hướng vin chặt vào bằng chứng đầu tiên bạn tìm được.
Hơn thế, việc suy nghĩ cho đối phương, đặt mình vào vị trí của người khác cũng đặc biệt phát huy tác dụng khi bạn đối mặt với vấn đề cá nhân, bởi chúng ta thường trở nên khôn khéo khi khuyên bảo người khác hơn là giải quyết chuyện của mình.
3. Luôn luôn nghĩ “Nếu… thì…”
Một trong những cách để rèn luyện sự linh hoạt trong đời sống thực đó là tự tưởng tượng lại sự kiện quan trọng trong quá khứ bằng lập luận "Nếu.....thì....". Cách này nghe có vẻ rất buồn cười nhưng sẽ có hiệu quả không ngờ trong việc rèn luyện khả năng suy nghĩ, lập luận về giả thuyết và kết quả cuối cùng. Tư duy phản biện thực sự sẽ giúp bạn mở rộng tầm nhìn của mình và đối mặt tốt hơn với những rủi ro, bất thường trong cuộc sống.
Một trong những cách để rèn luyện sự linh hoạt trong đời sống thực đó là tự tưởng tượng lại sự kiện quan trọng trong quá khứ bằng lập luận "Nếu.....thì....". Cách này nghe có vẻ rất buồn cười nhưng sẽ có hiệu quả không ngờ trong việc rèn luyện khả năng suy nghĩ, lập luận về giả thuyết và kết quả cuối cùng. Tư duy phản biện thực sự sẽ giúp bạn mở rộng tầm nhìn của mình và đối mặt tốt hơn với những rủi ro, bất thường trong cuộc sống.
4. Đừng coi thường những checklist (Danh sách nhắc nhở)
Hãy nhớ lại câu chuyện về Benjamin Franklin, người được mệnh danh là thông minh nhất nước Mỹ, nổi tiếng với ý tưởng dùng điện nướng một chú gà tây như một trò ảo thuật và rất thành công. Tuy nhiên, trong một lần biểu diễn trò ảo thuật này, Franklin đã mất tập trung và mắc phải một lỗi cơ bản là chạm vào một đồ vật kim loại khi ông đang dùng điện để nướng gà. Tai nạn điện giật đã xảy ra và những người chứng kiến đã kể lại rằng, họ thấy một tia chớp lóe lên cùng âm thanh như tiếng súng lục. Như vậy, chỉ cần một chút lơ đãng, mất cảnh giác là tai nạn đã xảy ra.
Hãy nhớ lại câu chuyện về Benjamin Franklin, người được mệnh danh là thông minh nhất nước Mỹ, nổi tiếng với ý tưởng dùng điện nướng một chú gà tây như một trò ảo thuật và rất thành công. Tuy nhiên, trong một lần biểu diễn trò ảo thuật này, Franklin đã mất tập trung và mắc phải một lỗi cơ bản là chạm vào một đồ vật kim loại khi ông đang dùng điện để nướng gà. Tai nạn điện giật đã xảy ra và những người chứng kiến đã kể lại rằng, họ thấy một tia chớp lóe lên cùng âm thanh như tiếng súng lục. Như vậy, chỉ cần một chút lơ đãng, mất cảnh giác là tai nạn đã xảy ra.
Khi vật lộn với những tình huống phức tạp, chúng ta thường bỏ qua chi tiết cơ bản – đây là lí do vì sao bác sĩ Gawande là người ủng hộ tuyệt đối cho việc sử dụng checklist để nhắc việc.
Tại bệnh viện Johns Hopkins, một danh sách dành cho các bác sĩ với 5 điều cần ghi nhớ về giữ vệ sinh cơ bản đã giúp giảm tỷ lệ nhiễm trùng từ 11% xuống 0%. Một danh sách tương tự dành cho các phi công nhắc nhở họ về nội dung an toàn bay khi cất cánh và hạ cánh đã làm giảm một nửa tỷ lệ thương vong của phi công trong Thế chiến II.
Một mảnh giấy nhớ nho nhỏ lại có tác dụng thần kì giữ mạng sống cho biết bao nhiêu con người. Qua câu chuyện trên, có thể khẳng định dù nghề nghiệp của bạn là gì, hãy luôn cẩn thận và cân nhắc về những điều bạn luôn cho là bạn đã biết.
5. Học cách khiêm tốn
Sự khiêm tốn của một người được biểu hiện qua nhiều cách, trong đó bao gồm việc luôn đặt câu hỏi về những nhận định của người khác hoặc của chính mình về vốn kiến thức của mình, về khả năng thật sự của mình. Những câu hỏi như mình cần thu thập thêm những thông tin gì để quan điểm trở nên cân bằng hơn hay mình cần so sánh với những trường hợp nào tương tự cần được đặt ra thường xuyên. Những câu hỏi này giúp bạn nhìn nhận mình sâu sắc hơn, thừa nhận sai lầm trong tư duy của mình và phấn đấu hơn.
Sự khiêm tốn của một người được biểu hiện qua nhiều cách, trong đó bao gồm việc luôn đặt câu hỏi về những nhận định của người khác hoặc của chính mình về vốn kiến thức của mình, về khả năng thật sự của mình. Những câu hỏi như mình cần thu thập thêm những thông tin gì để quan điểm trở nên cân bằng hơn hay mình cần so sánh với những trường hợp nào tương tự cần được đặt ra thường xuyên. Những câu hỏi này giúp bạn nhìn nhận mình sâu sắc hơn, thừa nhận sai lầm trong tư duy của mình và phấn đấu hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét