9 thg 5, 2015

ÁO DÀI QUÊ HƯƠNG

Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một loại y phục cá biệt, khi nhìn cách phục sức của họ, chúng ta nhận biết họ thuộc quốc gia nào. Người Nhật Bản có chiếc áo Kimono, người Trung Hoa đời Mãn Thanh có chiếc áo Thượng Hải mà quí bà quí cô thường gọi là áo "sườn xám", .... Người Việt Nam hãnh diện về chiếc áo dài, được trang trọng nâng lên ngôi vị Quốc phục, cũng có người gọi một cách hoa mỹ hơn: "chiếc áo dài quê hương"


Áo dài được thay đổi nhiều nhất trong thập kỷ 60, áo dài bắt đầu được may chít eo, eo áo cắt cao lên. Gấu áo lúc này cắt thẳng ngang và may dài gần đến mắt cá chân. Nhiều người sau đó còn may áo dài với cổ khoét tròn.


Thời phong kiến, trang phục của phụ nữ là: váy đen, yếm trắng, áo tứ thân, đầu chít khăn mỏ quạ, thắt lưng hoa lý. Bộ lễ phục gồm ba chiếc áo, ngoài cùng là áo dài tứ thân bằng the thâm hay màu nâu non, kế đến là chiếc áo màu mỡ gà và trong cùng là chiếc áo màu cánh sen. Khi mặc, cả ba chiếc áo chỉ cài khuy bên sườn, phần từ ngực đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo. Bên trong là chiếc yếm thắm. Ðầu đội nón trông rất duyên dáng và kín đáo. Áo Dài - trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, ôm sát cơ thể, có cổ cao và dài khoảng ngang gối. Nó được xẻ ra ở hông, vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm, vừa kín đáo nhưng vẫn biểu lộ đường nét của một người thiếu nữ. "Ở đâu có phụ nữ Việt - ở đó có Áo dài Việt". Không đơn thuần là trang phục truyền thống, mà Áo dài còn là một nét văn hóa nói lên nhân sinh quan và gói trọn tinh thần Việt. Nói cách khác, đó chính là "quốc hồn" của phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo ôm lấy người, bó sát như dính bết vào người. Mọi đường cong, nét uốn, cả cái vẻ rừng rực của cơ thể đều phơi ra hết. Phơi ra mà vẫn kín đáo. Kín mà lại hở phô trương khoe vẻ đẹp hấp dẫn. Nét mềm mại của các cô gái...

Đến gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở thành thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối, áo may rộng hơn, không chít eo nữa, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể. Cổ áo thấp xuống còn 3cm. Tay áo cũng được may rộng ra. Đặc biệt trong khoảng thời gian này, vai áo dài bắt đầu được cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn, nhăn ít, mà lại đỡ tốn vải. Tay áo được nối với thân từ chéo vai. Quần may rất dài với gấu rộng đến 60cm và nhiều khi được lót hai ba lớp. Đến những năm 90, áo dài đã trở lại, cầu kỳ hơn, thanh nhã hơn và bắt đầu được bạn bè Quốc Tế nghĩ tới như là một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Trang phục cũng được thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử. Hai nét nổi bật trong trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam là áo dài và nón lá.  Vẻ đẹp của người phụ nữ vừa hiền dịu nét đẹp tinh khôi thướt tha của chiếc áo dài mang đậm bản sắc của dân tộc, nét đẹp được tôn vinh trên những trang phục áo dài trong các hội thi... Các cụ có câu: "Người đẹp vì lụa". Đúng vậy cũng không nên vì vẻ đẹp của lụa mà để quần áo che khuất con người, biến con người thành những cái mắc áo, hay những cây cọc di động, chỉ để nhằm đeo vắt những bộ cánh diêm dúa và phù phiếm...sẽ làm mất đi vẻ đẹp tao nhã và hiền dịu nết na. Áo dài hiện đại được thiết kế thon gọn và ôm sát người hơn. Nó bao hai tà trước và sau kéo dài từ cổ xuống đến mắt cá chân và trùm lên chiếc quần ống rộng có gấu chạm đất. Để có một chiếc Áo dài thật đẹp, vừa vặn, người may cần nắm rõ số đo cơ thể của từng người. Áo dài phải được may thủ công từng cái một ở cửa hàng. Chất liệu may Áo dài cũng phong phú và đa dạng, được kết hợp từ những tấm vải mẫu và thường trang trí bằng những đường nét thủ công hoặc thêu hoa văn.

Trang phục của người Việt ta rất đẹp. Có lẽ hoàn hảo nhất chính là chiếc áo dài phụ nữ. Hình như chính cơ thể chị em đã tôn chiếc áo lên. Và rồi chính chiếc áo cũng tôn vẻ đẹp của chị em. Đó là sự cộng hưởng và kết hợp hài hòa mà tạo hóa đã ban tặng cho phụ nữ: nét đẹp thuần khiết trong trang phục áo dài.
Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,
Hôm xưa em đến, mắt như lòng.
Nở bừng ánh sáng, em đi đến,
Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng

Em đẹp bàn tay ngón ngón thon
Em duyên đôi má nắng hoe tròn.
Em lùa gió biếc vào trong tóc
Thổi lại phòng anh cả núi non.

Em nói, anh nghe tiếng lẫn lời,
Hồn em anh thở ở trong hơi.
Nắng thơ dệt sáng trên tà áo,
Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài.

Đôi lứa thần tiên suốt cả ngày,
Em ban hạnh phúc chứa đầy tay.
Dịu dàng áo trắng trong như suối
Tỏa phất đôi hồn cánh mộng bay.


Ở Việt Nam, Áo dài là trang phục dành cho mọi lứa tuổi. Nó đã trở thành trang phục chuẩn mực cho những dịp đặc biệt hoặc trang trọng những ngày lễ quốc gia, lễ cưới, ngày tết, lễ tốt nghiệp hoặc trong những cuộc thi quan trọng. Khi tham dự một sự kiện đặc biệt nào đó hoặc xuất hiện trên truyền hình, Áo dài luôn là trang phục được phụ nữ Việt Nam ưu tiên lựa chọn vì nó góp phần tôn lên vẻ đẹp của họ. Có thể nói rằng Áo dài đã góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra khắp nơi trên thế giới.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

HAGI'S DREAMLAND Template by Ipietoon Cute Blog Design and Bukit Gambang