Từng cơn gió heo may tràn về, cuốn đi những chiếc lá cuối cùng để lộ ra những mầm non mới nhú báo hiệu mùa xuân đang về. Cỏ cây, hoa lá, tất cả đang ngủ vùi trong những ngày đông lạnh giá bỗng lột bỏ lớp áo khoác kín đáo để hòa mình đón chào một luồng sinh khí mới. Mùa xuân đã sáng tác cho thiên nhiên những tác phẩm hùng vĩ nhất mà chính nó cũng ngạc nhiên. Và có lẽ nó luôn tự hào về điều ấy. Mùa xuân đem lại niềm vui cho mọi người, đơn giản vì nó muốn nhìn thấy nụ cười hé nở trên môi họ. Riêng những cô gái hậu phương có chồng hay người yêu là lính, đối với họ, không niềm hạnh phúc nào bằng là mỗi độ xuân về, họ vui mừng đón nhận lá thư xuân người yêu, rồi đọc xong cũng là lúc họ bật khóc nghẹn ngào khi cảm nhận được tình yêu thương chân thành của người quân nhân từ chiến trường cam khổ.
Khi nhắc đến dòng nhạc vàng, không ai không nhớ đến ANH BẰNG- người nhạc sĩ lão thành, đã phổ thơ biết bao nhạc phẩm trữ tình ngọt ngào như dòng chảy quê hương.
Nhạc sĩ ANH BẰNGphổ thơ thật mượt mà, ông yêu thơ, ông đưa thơ vào nhạc, cho dù đó là thơ NGUYÊN SA, NGUYỄN BÍNH, DU TỬ LÊ, THÁI CAN, QUANG DŨNG,... hay cho dù đó là bất kỳ thi sĩ nào, thì mỗi tình ca của ông đều gợi cho người nghe nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Có lẽ vì vậy, mà dòng nhạc của ANH BẰNGkhông bao giờ lỗi thời, lúc nào cũng căng tròn nhựa sống, khi nồng nàn một tình yêu đôi lứa, khi mãnh liệt như người lính oai hùng, khi nhẹ nhàng như kiếp đời giản dị, khi nghẹn ngào cho thân phận dân oan. Như một cái duyên, chính những tình
khúc vượt thời gian của ông đã tạo nên tiếng vang cho rất nhiều ca sĩ theo đuổi dòng nhạc vàng: một Mạnh Đình với Chuyện Giàn Thiên Lý, một Như Quỳnh với Chuyện Hoa Sim, Đặng Thế Luân với Khóc Mẹ Đêm Mưa, hay Từ Thuở Yêu Em qua tiếng hát thật tình Lâm Nhật Tiến,... Với lượng sáng tác hơn 650 tình khúc để đời, ANH BẰNG đã trở thành một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc vàng và nhạc hải ngoại, được bao đồng nghiệp yêu mến và muôn người ngưỡng mộ.
Nhân dịp Asia Entertainment tổ chức chương trình vinh danh nhạc sĩ Anh Bằng & Lam Phương, xin được gửi đến trung tâm một bài thơ với chủ đề: "ANH BẰNG - ĐẸP MÃI KHÚC TÌNH CA", như lời tri ân đến nhạc sĩ ANH BẰNG, người nhạc sĩ tài hoa đã để lại cho đời bao tác phẩm vàng son.
Vang mãi lời ca, tình khúc Anh Bằng
Dư âm xưa, của một thời chinh chiến
Nỗi lòng người đi, sao nghe sầu ly biệt
Một ngày thật buồn, ôi điệp khúc thương đau.
Ai nhớ chuyện giàn thiên lý xưa
Có người vợ trẻ khóc tiễn đưa
Đứng bên kia sông, vùng lửa khói Tình đẹp xót xa, nói sao vừa...
Thương lắm người ơi, sắc tím chung tình
Thuở người con gái chuyện hoa sim
Nhớ chồng chinh chiến, chiều binh lửa Tím cả chiều hoang, một bóng hình
Gót chinh nhân, tôi là kẻ đăng trình
Hồ hải tang bồng, cùng huynh đệ chi binh Đừng nói yêu tôi, khi đời tôi là lính
Sợ một ngày, em khóc người thương binh... Qua ngõ nhà em, nhớ ngọn trúc đào,
Chiều thu lá rụng, gió lao xao,
Thương biết là bao người em gái, Áo trắng tinh khôi, nét trang đài,
Ngẩn ngơ bướm trắng đậu trên tay.
Từ thuở yêu em, trăng tự tình Cô bé môi hồng, xinh thật xinh, Đừng như công chúa, hay hờn dỗi Giấc ngủ cô đơn, em một mình, Ai bảo em là giai nhân, cho người lính đa tình,
Xin đừng buồn tôi vì non nước điêu linh. Mai tôi đi, em còn mãi tình đầu, Hoa học trò, ngày ấy, thuở yêu nhau,
Hạ thương gõ cửa tình đôi lứa,
Tiếng ve sao nức nở u sầu Mưa buồn khi ta phải xa nhau.
Trọn đời yêu mãi cánh phượng xưa, Hồng như đôi má thắm anh ưa, Thuở xưa e ấp ngoài song cửa,
Lời yêu em ngỏ, một chiều mưa.
Sài Gòn thứ bảy, khói điêu tàn,
Một mình tôi, tìm hạnh phúc lang thang, Vẫn như lầu hoang, tôi trở về chốn cũ, Nước mắt quê hương hay nước mắt nàng Hồi chuông xóm đạo mãi âm vang.
Hoa trắng, người đây, tôi dòng lệ tuôn tràn Mộ đời khắc tên nàng: "Dĩ vãng một loài hoa"
Người tình Sài Gòn ơi, nhớ về em, tôi hát:
"Anh còn nợ em, bản tình ca lãng mạn,
Anh còn yêu em, dẫu duyên kiếp bẽ bàng,
Hẹn người kiếp sau, đôi bóng trọn cung đàn,
Trả em cay đắng mộng vàng, từ độ ánh trăng tan..."
Một đời yêu mãi nghiệp cầm ca,
Huyền thoại người nhạc sĩ tài hoa
Câu hát tình quê còn vương vấn,
Thời gian nào đâu dễ phai nhòa "ANH BẰNG, đẹp mãi khúc tình ca."
Một tà áo dài trắng lướt qua đủ làm ai ngẩn ngơ. Một ánh mắt nhìn đủ làm má ai ửng đỏ... Tình yêu tuổi học trò đẹp, thơ ngây luôn làm xao xuyến các vần thơ và là đề tài tốn không ít giấy mực của những cô cậu học trò.
Áo nàng vàng tôi yêu hoa cúc Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường,
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu thương Tôi thay mực cho vừa màu áo tím...
M.Gorki đã từng nói: "Trên thế gian này chẳng có vị thần nào đẹp hơn thần mặt trời, chẳng có ngọn lửa nào kỳ diệu hơn ngọn lửa tình yêu. Tình yêu vẫn luôn là khúc ca ngọt ngào của muôn đời .Chừng nào con người còn hơi thở, còn khao khát thì trái tim sẽ không thôi rung động vì những cảm xúc yêu thương." Ai cũng từng có những rung động đầu đời trong thời gian đi học. Trước những cử chỉ quan tâm, một ánh mắt nhìn đầy trìu mến hay đơn giản chỉ là một nụ cười thân thiện của người bạn khác giới cũng có thể khiến trái tim những chàng trai, cô gái rung lên những cảm xúc, những cung bậc ngọt ngào của thuở bước vào yêu. Có thể nói, tình yêu học trò là tình cảm đẹp nhất, trong sáng nhất, thánh thiện nhất và giàu mơ mộng nhất.
Người ta bảo màu tím là chung thủy,
Tím chân thành son sắt của con tim.
Tím u buồn với dáng dấp im lìm,
Tím đau khổ của tình yêu đổ vỡ.
Tím là sắc hoa màu nhung nhớ,
Tím đoan trinh thể hiện ở tâm hồn.
Tím âm thầm chịu đựng mọi cô đơn,
Tím son sắt cho đi không đòi lại.
Tím đã yêu ai là yêu mãi mãi,
Tím không cần nhung lụa với vàng son.
Tím đơn sơ trong cuộc sống tâm hồn,
Tím chấp nhận thả mình trong bóng tối.
Tím bước đi không có hoa trải lối,
Tím cuối đầu thua thiệt với quyền uy.
Tím chua cay khi tình chẳng còn gì?
Tím u hoài với niềm đau chất ngất.
Không hiểu sao tôi lại yêu màu tím,
Có lẽ tím buồn, tím dại, tím cô đơn...
Một trong những tình khúc hay nhất về tuổi học trò mà tôi yêu thích, chính là nhạc phẩm "Làm Thơ Tình Em Đọc", một sáng tác của nhạc sĩ Trúc Hồ, trích từ DVD Asia "Tình Đầu Một Thời Áo Trắng". Từ hòa âm, đến ca từ và đặc biệt chính tiếng hát trữ tình, truyền cảm của nam ca sĩ Lâm Nhật Tiến đã đưa tôi về cái thời mộng mơ của những ngày còn cắp sách đến trường. Có thể nói, không ai trình diễn bài hát này tuyệt vời hơn Lâm Nhật Tiến, và cũng chính từ ca khúc này, tôi biết đến anh như một ca sĩ chuyên chở tình ca hay nhất trong làng âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại.
Có những đêm không ngủ, tôi lắng lòng theo bản Vọng Kim Lang. Tôi nghe tình khúc này đã nhiều lần, nhưng mỗi lần nghe, là mỗi lần trái tim tôi thắt lại. Rồi người mang tâm sự như tôi cuối cùng đã phải khóc thầm bao đêm, cũng vì cung đàn, cũng vì lời ca và vì tiếng hát tha thiết đến nao lòng của một người ca sĩ, với tên gọi Phi Nhung.
Trong số các nữ danh ca hải ngoại, Phi Nhung là người đã để lại trong lòng tôi một ấn tượng sâu sắc. Dù chưa một lần gặp Cô ngoài đời, nhưng tôi biết đến Cô nhiều qua báo đài, từ đó tôi đem lòng mến mộ, cảm phục, vì phần nào thấu hiểu cuộc đời khá thăng trầm của một người con gái mang nghiệp cầm ca. Cô như một “đóa hoa mặt trời” bình dị ở đời thường, dịu dàng trong tiếng hát, mà sâu sắc ở nội tâm. Khi nhắc đến Cô, có lẽ không ai quên được một “Vợ Thằng Đậu” ngây ngô, đáng yêu; một nàng Chúc Anh Đài lém lỉnh, chung tình; một cô Lan trong “Lan & Điệp” bạc phận, đáng thương, và một Phi Nhung rất “tình” trong bao tuyệt phẩm dân ca để đời đã gắn liền với tên tuổi của Cô từ “Trách Ai Vô Tình”, “Thương Áo Bà Ba” hay “Nỗi Buồn Chim Sáo”,…
Câu chuyện đời Cô như cổ tích giữa đời thường. Thuở thiếu thời của Cô là một chuỗi ngày buồn. Tôi thương người con gái của mẹ đã thao thức vì em mà vất vả tảo tần để lo toan bao gánh nặng gia đình. Phận gái thuyền quyên ba chìm bảy nổi, rất may con sông dài cuối cùng vẫn đưa cô gái nhà nghèo trên chiếc xuồng con ngày nào cập một bến đỗ bình yên. Bến đỗ của Cô là một tình yêu nồng nàn cho nghệ thuật, là tình thương vô bờ bến của một người chị hiền, và là một tấm lòng rộng mở bao la của một người mẹ hy sinh cả cuộc đời bên đàn con thơ dại. Danh hài Trường Giang đôi lần nói đùa với khán giả trong tiết mục của mình: “Phi Nhung dễ thương lắm, về nhà hay đóng cửa lại ngồi nói chuyện một mình…” Có thật không? Dù đó là lời đùa cợt bâng quơ, nhưng tôi thiết nghĩ, có lẽ đôi lúc chính Phi Nhung cũng tự thầm hỏi rằng: “Không biết phải duyên hay nợ mà Cô lại bén duyên với một kiếp cầm ca, rồi sức mạnh nào đã giúp Cô vượt qua cơn gió bấc và bao bão tố của cuộc đời để Cô có thể sống lại những tháng ngày hạnh phúc?". Phải chăng đó chính nhờ vào tấm lòng nhân hậu và sự từ bi bác ái của Phi Nhung?
Bao lần nghe Phi Nhungru lại câu hò trong bài ca Bông Điên Điển: “Má ơi đừng gả con xa… Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu…”, tôi xúc động mà không cầm được nước mắt. Phận làm dâu đất khách xa quê hương, xa gia đình, xa vùng đất Phương Nam mơ mộng, có ai đó chỉ ước mơ một ngày được về quê ngoại, được thăm lại mái gia đình thân yêu, được đi trên chuyến đò quê hương in hình bóng con sông quê êm đềm, và được ngồi ôn lại những ngày xưa thân ái trên mấy nhịp cầu tre khi trăng về thôn dã. Ở phương trời xứ lạ, nghe những bài tình ca Cô hát, có ai đó bồi hồi nhớ lại năm 17 tuổi thời tuổi xuân con gái, rồi hình bóng quê nhà như chập chờn, ẩn hiện, sưởi ấm cõi lòng của một kẻ tha hương.
Cảm ơn Phi Nhung, cảm ơn người ca sĩ tôi yêu đã gửi đến cho đời bao tình yêu thương, lời ca và tiếng hát. Tôi chúc Cô nhiều niềm vui bên mái gia đình nhỏ, luôn thành công trên con đường mình đã chọn, và mãi là người nghệ sĩ tài đức vẹn toàn trong lòng khán giả.
Một số loại trái cây nếu ăn cả vỏ sẽ cung cấp cho cơ thể bạn nhiều dưỡng chất, có thể phòng được bệnh ung thư. Dưới đây là 7 loại trái cây bạn nên ăn cả vỏ.
1. Xoài
Lớp vỏ ngoài của xoài có công dụng như chất resveratrol, giúp đốt cháy và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào chất béo. Ngoài ra, hàm lượng lớn carotenoid, polyphenol, quercetin, omega-3, omega-6 và các axit béo trong vỏ xoài giúp phòng chống ung thư, tiểu đường và bệnh tim.
2. Kiwi
Theo Daily Mail, lớp vỏ lông của kiwi có chứa rất nhiều flavonoids, chất chống oxy hóa và vitamin C cùng hàm lượng chất xơ cao gấp đôi phần thịt bên trong. Những chất này cũng có tác dụng ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn do Staphylococcus và E.coli gây ra.
3. Dưa hấu
Lớp vỏ dưa hấu được nói ở đây chính là phần cùi màu trắng. Trong lớp cùi này có chứa citrulline sẽ chuyển hóa thành arginine, loại amino axit thiết yếu có lợi cho tim, cải thiện khả năng hoạt động của hệ thống miễn dịch và tuần hoàn máu. Do đó, dù khó ăn nhưng bạn cũng không nên gọt bỏ chúng.
4. Dưa chuột
Khi ăn dưa chuột, bạn không nên gọt bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài vì chúng có chứa nhiều silica, chất hóa học có tác dụng tạo collagen, giữ cho da luôn tươi trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lớp vỏ bên ngoài càng sậm màu thì lượng chất chống oxy hóa càng nhiều. Ngoài ra, chúng còn cung cấp thêm chất xơ hòa tan, kali và vitamin K. Vậy nên, bạn chỉ cần rửa chúng thật sạch, ngâm nước muối rồi ăn ngay mà không cần phải gọt vỏ.
5. Táo
Một quả táo có kích cỡ trung bình chứa khoảng 9 mg vitamin C, 100 IUs vitamin A và 200 mg kali. Nhưng nếu gọt bỏ vỏ, bạn đã vứt hết 1/2 lượng dưỡng chất nói trên. Hàm lượng các chất hóa học từ thực vật vốn có tác dụng phòng chống ung thư hiện diện trong vỏ táo cao hơn 87% so với phần thịt bên trong.
Ngoài ra, lượng vitamin K ở vỏ cao gấp 4 lần so với phần thịt, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu vitamin K mà cơ thể cần mỗi ngày. Đây là chất có khả năng giúp máu đông nhanh chóng khi bạn bị rách da, đồng thời chúng còn hỗ trợ việc cung cấp protein theo nhu cầu của cơ thể nhằm nuôi dưỡng các tế bào và duy trì sức khỏe cho xương.
6. Các loại quả thuộc họ cam, quýt
Lượng chất xơ trong vỏ cam, quýt, chanh nhiều gấp 4 lần so với phần ruột của chúng. Các loại vỏ này còn có chứa rất nhiều các flavonoid như tangeretin và nobiletin, những chất phòng chống ung thư. D-limonene trong vỏ cam, quýt có khả năng ngăn ngừa các tia tử ngoại và hạn chế nguy cơ ung thư da.
Tuy nhiên, do vỏ của các loại quả này có vị đắng hơi khó ăn, bạn có thể băm nhuyễn và trộn vào salad, rau xanh hoặc các món ngọt như chè, bánh nướng.
7. Chuối
Lớp vỏ bên ngoài của quả chuối mang lại rất nhiều lợi ích. Chúng có chứa các vitamin B6, B12, magiê và kali. Lớp vỏ này còn chứa nhiều chất xơ hơn so với phần thịt bên trong nên sẽ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Hàm lượng tryptophan, serotonin trong vỏ chuối giúp cải thiện tinh thần, mang lại tâm trạng vui vẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Bạn có thể ăn cả vỏ chuối sống đã được rửa sạch, hoặc đun sôi chúng trong vài phút rồi xay nhuyễn thành món sinh tố chung với những loại trái cây yêu thích khác.
Thành phố, ngày 30 tháng 5, năm 2015 Cơn mưa bất chợt chiều thứ Bảy đã xua tan cái nóng oi ả của mùa hạ Sài thành. Mưa làm sạch đường phố hay mưa tưới mát tâm hồn của tôi trong niềm hân hoan chuẩn bị cho một cuộc Họp Fan đầy bất ngờ đặc biệt. Mưa tạnh, cũng là lúc tôi theo bước những người bạn tìm đường đến quán Cafe Dạ Thảo.
Nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Tô Hiến Thành, Cafe Dạ Thảo thu hút ánh nhìn của người đi với dáng dấp một ngôi biệt thự cổ. Một không gian yên tĩnh, thanh bình, cho người ta cảm giác sâu lắng, lẩn trốn cái tất bật, vội vã của nhịp sống Sài Gòn. Quán có hai tầng, khá rộng, không gian lại ấm cúng.
Vừa đặt chân vào quán, tôi thả hồn mình theo dòng nhạc nhẹ trữ tình "Sương Trắng Miền Quê Ngoại", qua tiếng hát ngọt ngào của nam ca sĩ Đặng Thế Luân. Có lẽ vì hôm nay là ngày họp fan, nên chủ quán đã mở nhạc của Anh. Những chiếc kệ gỗ dung dị, bức tường hoa đầy màu sắc, góc tường phá cách, tạo cho tôi một trải nghiệm thật lạ. Tôi được các Fan của anh Luân đón tiếp nồng nhiệt. Người bạn của tôi, Lee Joo Nho, đã đưa chúng tôi đến vị trí ngồi của mình. Khi bước vào phòng, tôi đưa mắt nhìn toàn thể quang cảnh. Một sân khấu thật đẹp, được tô điểm bởi ánh đèn neon tím, một cây đàn gỗ đen bóng đặt ở góc trái. Người quay phim, người chụp ảnh, không khí nhộn nhịp hẳn. Fan của anh hôm nay đến đông hơn mọi khi, có những người quen, và có những người tôi chưa từng biết mặt. Bỗng tim tôi chợt thắt lại khi nhận ra hình bóng thân quen của một người, ngồi khuất trong một góc tối. Tôi mơ hồ không tin vào mắt mình. "Không lẽ là anh đó sao?" Tôi ngạc nhiên thầm nhủ. Dưới ánh đèn mờ Cafe, tôi không nhìn rõ được anh, có lẽ như đây là một sự sắp xếp có chủ ý. Tôi không dám
quay mặt nhìn, nhưng lòng thấp thỏm, hồi hộp.
Trong khi chờ đợi
mọi người đến dự đông đủ, Anh Nhân, MC chương trình Họp Fan, đã mời lần
lượt từng thành viên chúng tôi lên sân khấu và giao lưu. Qua dịp này, tôi làm quen được thêm một thành
viên hát hay, có tài làm MC, lại dí dỏm, dễ thương. Câu hỏi của anh dành cho
chúng tôi xoay quanh thần tượng Đặng Thế
Luân: Bạn biết đến anh Luân từ khi
nào? Bài hát nào gây ấn tượng cho bạn nhiều nhất? Bạn thích anh Luân song ca với
ai? Bạn thấy buổi Họp Fan hôm nay vui không và bạn có những suy nghĩ gì?”… Tất
cả thành viên đều trình bày suy nghĩ và cảm nhận của mình rất chân thật, và ai
cũng nở một nụ cười trên môi.
Và rồi, sau lời
giới thiệu của anh MC: “Bây giờ, một bất ngờ của đêm hôm nay, một niềm vui lớn
dành cho các bạn, chúng ta sẽ đến với tình khúc “Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê”
qua phần trình bày của chính nhân vật đặc biệt mà các bạn mong đợi: nam ca sĩ Đặng Thế Luân.” Một tràng pháo tay
giòn tan. Anh Đặng Thế Luân xuất hiện từ tốn, với chiếc áo sơ mi & quần
jeans, một phong cách thật trẻ trung, khác với hình ảnh nam ca sĩ trữ tình với
những bộ vest trang trọng hay những quân phục lính oai hùng. Nụ cười thật tươi của anh luôn nở trên môi,
và hỏi tất cả mọi người một câu hỏi rất dễ thương rằng: “Sao? Bất ngờ không các bạn? Gặp được nhau hôm nay đã là một cái duyên.”
Tôi không biết
diễn tả niềm hạnh phúc của mình như thế nào trong giây phút nhìn thấy anh xuất
hiện trên sân khấu. Vẫn vóc dáng đó, vẫn nụ cười đó, vẫn cách nói chuyện rất “duyên”
mà ngày nào tôi chỉ nhìn thấy anh qua DVD của những chương trình Asia hải ngoại. Không ngờ có
ngày tôi được nhìn thấy anh và được nghe anh hát live ở đời thường. Tôi yêu nét
giản dị, tính cách khiêm tốn, và một điều tôi không ngờ rằng anh hát live lại
hay như vậy.Anh bảo rằng anh
không khéo nói chuyện, nay được dịp gặp mọi người, anh rất vui và chỉ muốn hát,
hát thật nhiều bài hát để tặng các bạn, và anh đã thật sự hết mình vì chúng tôi
trên sân khấu. Chính những lúc này, tôi mới
cảm được tâm hồn người nghệ sĩ thanh cao, bầu nhiệt huyết và cái “lửa” không ngừng
cháy của anh dành cho sân khấu, cho nghệ thuật, và cho chính những khán giả
thân yêu của mình. Các fan yêu cầu bài nào, anh đều chiều ý dù cho có những bài
anh chưa bao giờ hát live trước đây. Theo tiếng nhạc du dương, rất chuyên nghiệp
của Dinh Key, Đặng Thế Luân thả hồn
mình vào những giai điệu ngọt ngào: khi anh nhớ về “người yêu tôi, tôi mới quen mà thôi” ở vùngBiển Mặn, khi anh giấu
đi những Giọt Buồn Không Tên qua khói hương ly Café, khi anh phá cách với dòng nhạc tình
mà anh chưa từng thể hiện của nhạc sĩ Anh
Bằng:
“Anh còn nợ em, con tim bối rối,
Con tim bối rối, anh còn nợ em
Và con nợ em, cuộc tình đã lỡ
Cuộc tình đã lỡ…Anh còn….nợ …em…”
Tôi đã nghe rất nhiều thế hệ
ca sĩ hát tình ca này từ những DVD Asia số đầu tiên như Gia Huy, Diễm Liên - Nguyên
Khang, cho đến Bảo Yến - Thiên Kim, Lâm Thúy Vân, Y Phương…, nhưng chưa bao giờ
tôi rơi nước mắt. Không hiểu sao, lần này tôi không khỏi xúc động. Tôi yêu cách
ngân của anh trong nhạc phẩm này, yêu cái hồn anh gửi gấm qua từng câu chữ của
bài hát. Bao lượt vỗ tay giòn giã dành
cho anh với tình khúc đặc biệt “Anh Còn
Nợ Em”, điều đó cũng cho thấy rằng các bạn yêu thương anh nhiều bao nhiêu. Mỗi khi anh kết thúc bài hát, các fan lần lượt
lên tặng hoa và chụp ảnh kỷ niệm cùng anh. Anh bất ngờ được một người fan đặt
câu hỏi: “Vì sao anh Luân lại chọn chủ đề
là “Hẹn Một Mùa Xuân”?, thì anh mỉm cười trả lời. “Anh Luân đã phát hành CD “Tôi Sẽ
Về”, và đó cũng là tên gọi cho bài hát “Hẹn Một Mùa Xuân”. Bây giờ, thì “Tôi đã về thật rồi!” Và
sau đó, nhạc phẩm chủ đề “Hẹn Một Mùa
Xuân” được tiếp nối. Dù đã nghe nhạc
phẩm này rất nhiều lần trong CD anh phát hành, nhưng nay khi anh hát live, cảm
xúc trong tôi vẫn dào dạt như buổi ban đầu.
Thời gian sinh hoạt cùng
nhau chỉ vỏn vẹn trong vòng 2 tiếng. Thấm thoát đã đến 7 giờ. Nhưng có vẻ sự quyến luyến từ mọi người dành
cho anh đã khiến anh không nỡ kết thúc chương trình đúng như dự kiến. Anh đã chuẩn bị một chiếc bánh kem thật lớn
cho buổi họp mặt, vòng đeo tay, cùng huy hiệu nhỏ Đặng Thế Luân Fan Club có hình anh dành tặng cho mọi người như một
món quà lưu niệm để ghi dấu một khoảnh khắc đẹp. Rồi anh lại tiếp tục hát cho chúng tôi nghe, từ
một tình khúc dễ thương miền Tây theo yêu cầu của nhóm fan đáng yêu anh gọi là “xóm nhà lá”, cho đếnCăn Nhà Dĩ Vãng, Về Đâu Mái Tóc Người
Thương,Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao,…
và kết thúc bằng một nhạc phẩm cha cha cha sôi động “Như Vạt Nắng”.
“Không có buổi tiệc nào không tàn”.
Niềm vui chợt đến rồi cũng chợt đi. Đúng 8 giờ tối, chúng tôi chia tay
anh, người thay mặt chúc mừng, người cảm ơn chia sẻ, từng thành viên cùng chào
anh rồi vui vẻ ra về. Tôi cũng cúi đầu
chào anh như mọi người. Quán Dạ Thảo
đêm nay cũng dường như bịn rịn. Tôi bước
ra khỏi quán, mưa bây giờ đã tạnh. Một
ngày hội ngộ cuối tuần đầy bất ngờ, nhiều niềm vui, và kỷ niệm.
Ngày hôm ấy, tôi không nghe
anh nói nhiều về chuyến về thăm quê hương lần này.Vài ngày sau, qua thông tin của các thành
viên trên diễn đàn, tôi biết được anh đã lên chuyến bay về Mỹ.Rồi chiều hôm đó, tôi một mình trở lại quán café,
vẫn góc ngồi đó, vẫn sân khấu đó, vẫn không gian yên tĩnh thanh bình, nhưng Dạ Thảo đêm nay sao buồn quá. Dư âm nào
đọng lại, giờ đây chỉ còn…Tình khúc …. Một chiều mưa
Thứ bảy chiều mưa, sao vấn vương
Tôi gặp anh, giữa trời quê hương,
Duyên Kiếp ngày nao nay tương ngộ,
Đôi bờ thôi ngăn cách sông Tương
"Hẹn Một Mùa Xuân", vui phố phường,
Anh đã về, với tình yêu thương... Dạ Thảo đêm nay bừng lửa ấm, Tình người nghệ sĩ, mãi ghi tâm